Cách nuôi gà đá – Cách nuôi chuẩn không cần chỉnh dành cho kê thủ

1 2

CÁCH NUÔI GÀ ĐÁ – CÁCH NUÔI CHUẨN KHÔNG CẦN CHỈNH DÀNH CHO CÁC KÊ THỦ

Gà đá là một trong những giống gà đang phổ biến hiện nay. Vậy cách nuôi gà làm sao có thể đem ra thi đấu những kê thủ tương lai!

Nuôi những con gà đá thường được coi là một nghệ thuật độc đáo. Muốn có cho mình những con gà chiến thì phải hao tâm tổn sức rất nhiều. Bằng các phương diện như giống gà, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, huấn luyện… Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho các bạn cách nuôi gà đá ra sao để có cho mình một gà chiến mãnh lực và hùng tráng nhé.

Bài tập giúp gà đá tăng cường thể lực

Ngoài sức mạnh sinh ra đã có hay tập các kỹ năng chiến đấu, gà đá còn cần có thêm sự dẻo dai, thể lực cường tráng qua các bài tập như sau:

2 3

Chạy lồng

Đây là một bài tập đơn giản dễ dàng dành cho mọi giống gà, ta sẽ cho một con gà cùng chạng cân để vào trong bội, để gà cần tập luyện ở bên ngoài. Bạn phải ngăn cách 2 con bằng khoảng cách nhất định, không chạm mỏ vào nhau. Sau đó gà ở ngoài sẽ phải tìm cách để chui vào trong chiến đấu với con trong lồng. Một bài tập hay để rèn luyện sức khỏe.

Cho gà vần người

Tương tự như bài tập chạy lồng, nhưng ở bài tập này bạn sẽ cho thóc vào trong một cái lon rồi quay tròn. Gà sẽ phải chạy theo vòng quay đó để ăn thóc trong lon. Trong một ngày cho gà chạy tầm 40 vòng là được. Ban đầu khi mới tập, nền tảng thể lực của gà còn yếu, chưa quen và không thể tập lâu được. Nhưng dần dần tăng cường độ tập lên gà sẽ thích ứng tốt hơn, đá bền bỉ hơn.

Các cách chăm sóc gà đá chuẩn như các chuyên gia

Để có thể tạo hình được những chú gà đá tuyệt vời hoàn chỉnh tất cả, chúng ta phải chăm sóc gà đá bằng những cách dưới đây.

3 2

Chế độ chăm sóc gà đá

Chế độ chăm sóc rất quan trọng vừa giúp gà khoẻ mạnh vừa có thể phát hiện các bệnh ngoài da ở gà nhanh nhất. Từ cách nuôi gà đá với chế độ chăm sóc cẩn thận, bạn có thể nhanh chóng đưa ra các phương pháp xử lý bệnh tật tốt nhất.

Cho gà tắm nắng sớm

Nắng của buổi sáng sớm rất tốt, bạn nên tắm nắng cho gà vào buổi này. Việc làm này giúp gà tổng hợp được vitamin D dưới ánh nắng hiệu quả, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể. Tránh để gà dưới sương đêm, gà sẽ dễ mắc bệnh hen, khó thở.

Nắn bóp gà thường xuyên

Bạn có thể nắn bóp thân mình gà bằng áp dụng các bài thuốc dân gian. Việc nắn bóp thường xuyên vừa giúp da gà đỏ hơn, dày hơn mà còn đảm bảo gà không bị mốc. Đây là điều mà hầu hết ai cũng lo lắng khi gà của mình gặp phải. Ngoài bài thuốc dân gian thì ta có thể nắn bóp gà bằng các bài thuốc như ngâm nước nóng với nước nghệ, quế và rượu. Tiến hành om bóp vào mỗi buổi sáng sớm để tăng thêm tính hiệu quả cho gà.

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng

Phải luôn vệ sinh chuồng trại nuôi gà sạch sẽ, thoáng mát. Nhiệt độ chuồng phải luôn được giữ nguyên không được tự ý thay đổi đột ngột. Điều này giúp cho gà luôn luôn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Có thể bổ sung thêm các loại đèn sưởi cho gà một cách hiệu quả.

Bổ sung cát trong khu nuôi

Bạn phải chuẩn bị những cồn cát hố sạch để gà tắm nắng hoặc tự vệ sinh sạch bản thân. Bạn luôn phải ghi nhớ cách làm này để tránh xảy ra những việc ngoài ý muốn.

Cách phòng bệnh cho gà

Trong từng giai đoạn phát triển thì sẽ nảy sinh ra nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm. Bạn sẽ tiêm phòng vacxin đầy đủ cho gà và áp dụng các giải pháp sau đây:

4 1

  • Nơi ở rộng, thoáng, cách xa khu dân cư.
  • Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại để tránh các vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
  • Chuồng gà nên làm ở những khu vực rộng, thoáng, địa hình cao một chút và phải đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
  • Hạn chế tiếp xúc với động vật và người lạ ra vào chuồng để tránh mang mầm bệnh từ ngoài vào.
  • Quanh khu vực nuôi nên rào bằng lưới mắt cáo để tránh chuột, rắn ở ngoài bò vào cắn gà

Hai kỹ thuật nuôi gà đá phổ biến nhất hiện nay

Hai kỹ thuật này sẽ dành cho các con gà đã đủ tháng và đủ tuổi. Áp dụng các kỹ thuật vào để nuôi như sau: 

5

Giai đoạn vỗ béo

Khi gà đủ 5-7 tháng tuổi sẽ áp dụng được kỹ thuật này. Người nuôi cần lưu ý những điều như sau:

  • Thóc/ lúa: 1 ngày chỉ cần ăn 2 bữa, mỗi bữa cho ăn thoải mái đến khi no thì dừng.
  • Rau xanh: 1 ngày ăn 1 bữa với lượng vừa đủ, để dành ăn thóc và lúa.
  • Mồi: Cứ cách một ngày cho ăn 1 lần, mỗi lần cho ăn 30 sâu và 15 dế, hoặc 60gr thịt bò…
  • Ngoài ra sẽ cung cấp dùng thêm 100mg vitamin B1, B2/ngày; cách 1 ngày cho dùng vitamin A+D3, E; cách 5 ngày cho dùng Phariton,…

Giai đoạn giảm mỡ

Giai đoạn này khi gà đã được 7 tháng tuổi. Thời điểm này chính là lúc gà cần giảm mỡ, tăng cơ, và lưu ý những điều sau:

  • Thả lang: Gà sẽ được tự do đi lại, bay nhảy 3 lần/ ngày, mỗi lần 20 phút.
  • Thóc/ lúa: Chỉ được ăn 1 ngày 2 lần, mỗi lần chỉ cho ăn 70 hạt.
  • Rau xanh: Ưu tiên cho gà ăn các loại rau xanh như: Xà lách, rau muống, cà chua, giá đỗ…Gà có thể ăn thoải mái đến khi nào cảm thấy no.
  • Mồi: 1 tuần chỉ ăn 1 lần. Nếu cho gà ăn sâu superworm thì chỉ cho ăn 10 con/ bữa, cho ăn dế thì 7 – 8 con, nếu là thịt bò thì tầm 20gr là hợp lý.
  • Dinh dưỡng: Bổ sung cho gà thêm vitamin B1, B2 với liều lượng 100mg/ ngày; cách 2 ngày cho dùng vitamin B6, B12; cách 1 ngày cho dùng vitamin A+D3, E.

Kết luận

Trên đây là một số cách nuôi gà đá giúp cho bạn dễ dàng thuần thục được gà của mình nhiều hơn. Hy vọng rằng bài viết này của Hay88 đã giúp các bạn có thể chăm sóc và huấn luyện gà chiến của mình một cách tốt nhất. Chúc cho những trận chiến luôn bách chiến bách thắng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *